Theo Dự thảo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 do Bộ TN&MT xây dựng, dự kiến đến năm 2030, cả nước sẽ có 205,80 nghìn ha đất khu công nghiệp, tăng tăng 115,00 nghìn ha so với năm 2020.

Trong số 205,80 nghìn ha đất khu công nghiệp, có khoảng 60% là đất trực tiếp sản xuất công nghiệp, còn 40% diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng gồm giao thông, điện, nước, khu xử lý chất thải, cây xanh…

Xây dựng quy hoạch khu công nghiệp phải gắn đồng bộ với phát triển đô thị, dịch vụ.

Đông Nam Bộ sẽ là vùng có diện tích đất khu công nghiệp lớn nhất nước. Dự kiến đến năm 2030 có 59,01 nghìn ha (127 khu công nghiệp), tăng 24,77 nghìn ha so với năm 2020, chiếm 28,67% diện tích đất khu công nghiệp của cả nước.

Tiếp đó là Đồng bằng sông Hồng 52,21 nghìn ha (142 khu công nghiệp), chiếm 25,37% diện tích đất khu công nghiệp của cả nước; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 47,93 nghìn ha (111 khu công nghiệp) chiếm 23,29%; Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 27,74 nghìn ha (103 khu công nghiệp) chiếm 13,48%.

Hai vùng có diện tích ít nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc chiếm 7,37% diện tích đất khu công nghiệp của cả nước và Vùng Tây Nguyên chiếm 1,81%.

Theo dự thảo, việc hình thành các khu công nghiệp trên các địa bàn lãnh thổ phải đáp ứng các điều kiện về chất lượng và quy mô khu công nghiệp. Phát huy được thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện liên kết phát triển kinh tế vùng, cụm liên kết ngành. Tăng cơ hội thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Các khu công nghiệp phải là nòng cốt với vai trò dẫn dắt sự phát triển các ngành công nghiệp quốc gia. Phát triển hệ thống các khu công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tạo điều kiện phát triển công nghiệp tại khu vực nông thôn, miền núi, làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội nông thôn.

Đối với các địa phương đã phát triển khu công nghiệp, việc điều chỉnh, bổ sung thành lập mới, mở rộng các khu công nghiệp chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp hiện có đã được cho thuê ít nhất là 60% và đã xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung. Đồng thời phải luận chứng rõ được sự cần thiết, tính khả thi, đóng góp đối với phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng và cả nước.

Việc xác định phát triển bao nhiêu khu công nghiệp trên địa bàn cả nước được xem là một định hướng, giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, hài hòa giữa các vùng miền, ngành, nghề, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Theo Báo Dân Sinh

Bài viết đề xuất

Thông xe tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết rút ngắn khoảng cách chưa đầy 2 tiếng

Trưa 29-4, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết vừa chính thức thông xe, dòng

Hà Nội quyết đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa ký ban hành Nghị quyết số

Bắc Giang khởi công trung tâm Logistics quốc tế quy mô 71ha

Ngày 26/9/2021, dự án Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang đã tiến hành khởi

Bà Rịa – Vũng Tàu sắp có “thủ phủ“ bất động sản công nghiệp mới 8.782ha

Huyện Châu Đức hiện có 3.082ha khu công nghiệp, là địa phương đứng thứ 2

Thủ tướng ban hành quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt

Quyết định đưa ra nhiều ưu đãi đầu tư đặc biệt như: Ưu đãi thuế suất

Thừa Thiên Huế thành lập mới 3 khu công nghiệp

Tổng vốn đầu tư 3 khu công nghiệp vừa được thành lập mới là hơn 2.950 tỷ

Liên hệ

Hãy cho chúng tôi biết yêu cầu của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất