Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào thị trường bất động sản, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về các loại hình bất động sản mới như thành phố thông minh, bất động sản nghỉ dưỡng, condotel, officetel… cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bất động sản đứng thứ 2 về thu hút FDI

Không chỉ bất động sản công nghiệp mà cả các phân khúc nhà ở, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe… đang là “thỏi nam châm” thu hút các nhà đầu tư ngoại, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói trong hội thảo “Khơi thông dòng vốn trong nước và nước ngoài cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 7.4.

Thống kê cho thấy bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai về thu hút FDI, sau công nghiệp chế biến chế tạo. Thu hút FDI cả nước đến nay đạt hơn 440,5 tỷ USD, trong đó đầu tư vào bất động sản đạt 66,4 tỷ USD, chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư. Hiện có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở nước ta, dẫn đầu là Singapore (29%, 19 tỷ đồng), tiếp theo là Hàn Quốc, British VirginIslands và Nhật Bản. Nếu xét về địa phương, 45 tỉnh/thành phố có đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản, trong đó TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 16 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đáng chú ý, phần lớn doanh nghiệp FDI tham gia vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam có quy mô lớn, với hình thức ngày càng đa dạng và chất lượng hơn. Mặc dù vậy, theo ông Tuấn, vẫn còn những vướng mắc cản trở dòng vốn FDI vào bất động sản. Điển hình là thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xây dựng, đấu thầu… vô cùng phức tạp, dẫn đến việc thực hiện dự án bị kéo dài. Ngoài ra, hệ thống pháp luật về thị trường bất động sản còn chưa đồng bộ, rõ ràng, sửa đổi không kịp thời. Ví dụ quy định về condotel (căn hộ và khách sạn), officetel (văn phòng và khách sạn) đến nay gần như chưa được giải quyết đáng kể.

Các đại biểu thảo luận tại hội thảo

Linh hoạt để “chơi” với các “tay chơi” lớn

Hiện tại, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn để theo đuổi. Các yếu tố như quy mô dân số lớn, xu hướng đô thị hóa mãnh liệt và định hướng đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn… sẽ thúc đẩy nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam.

Cùng với đó, bất động sản nghỉ dưỡng cũng là phân khúc mà các nhà đầu tư thông minh có thể tìm kiếm cơ hội để gia nhập vào thị trường, đặc biệt là ở Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết… Ngoài ra, sự xuất hiện của phân khúc bất động sản chăm sóc sức khỏe, loại hình còn rất mới mẻ cũng sẽ là một cơ hội lớn cho những nhà đầu tư có tầm nhìn và khả năng nắm bắt cơ hội. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài đang dành sự quan tâm đặc biệt tới bất động sản nhà ở và văn phòng.

Để khơi dòng vốn FDI vào bất động sản, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, Việt Nam cần có tính linh hoạt, vượt lên khuôn khổ pháp lý để chơi với các “tay chơi” lớn. Ông Thành cũng kỳ vọng vào thông tin Quốc hội có thể thông qua cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh trong Kỳ họp vào tháng 5 tới với nhiều chính sách nổi bật. Điều này sẽ mở ra cơ hội cả cho doanh nghiệp bất động sản trong và ngoài nước.

Ở góc độ nhà quản lý, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng để thu hút FDI vào thị trường bất động sản, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định pháp lý về thị trường bất động sản, đặc biệt là loại hình bất động sản mới (thành phố thông minh, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản kết hợp với chăm sóc sức khỏe, condotel, officetel…) phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, cạnh tranh, thông thoáng, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

Cùng với đó, điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển thị trường bất động sản. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng cơ quan quản lý nên phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, các công ty tư vấn, công ty luật, ngân hàng, quỹ đầu tư để lên danh sách các nhà đầu tư tiềm năng đang quan tâm đến Việt Nam trong bất động sản. Vận dụng các kênh ngoại giao cấp cao hoặc các kênh có tính ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư để tác động, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này. Đồng thời, cần thực hiện nghiêm túc và hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án FDI vào lĩnh vực bất động sản nhằm lựa chọn các dự án có chất lượng phù hợp, tránh dự án đầu tư ảo, dự án chậm triển khai.

Theo Báo điện tử Đại biểu nhân dân

Bài viết đề xuất

Thông xe tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết rút ngắn khoảng cách chưa đầy 2 tiếng

Trưa 29-4, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết vừa chính thức thông xe, dòng

Hà Nội quyết đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa ký ban hành Nghị quyết số

Bắc Giang khởi công trung tâm Logistics quốc tế quy mô 71ha

Ngày 26/9/2021, dự án Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang đã tiến hành khởi

Bà Rịa – Vũng Tàu sắp có “thủ phủ“ bất động sản công nghiệp mới 8.782ha

Huyện Châu Đức hiện có 3.082ha khu công nghiệp, là địa phương đứng thứ 2

Thủ tướng ban hành quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt

Quyết định đưa ra nhiều ưu đãi đầu tư đặc biệt như: Ưu đãi thuế suất

Thừa Thiên Huế thành lập mới 3 khu công nghiệp

Tổng vốn đầu tư 3 khu công nghiệp vừa được thành lập mới là hơn 2.950 tỷ

Liên hệ

Hãy cho chúng tôi biết yêu cầu của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất