TPHCM là một trong những đô thị phát triển nhất của cả nước về lĩnh vực khoa học, đào tạo công nghệ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào công nghệ cao và phát triển trở thành trung tâm kinh tế – kỹ thuật khoa học công nghệ của cả nước. Sự phát triển của khoa học và công nghệ cùng với sự phát triển giáo dục và đào tạo đang là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tại Hội thảo lấy kiến góp ý để mở rộng khu công nghiệp, các chuyên gia góp ý, khi bổ sung chức năng công viên khoa học tại Khu công nghệ cao TP HCM nên tập trung mạnh cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) với chính sách ưu đãi.

Các chuyên gia trao đổi tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý Đề án mở rộng Khu công nghệ cao (Bổ sung khu chức năng Khu công viên Khoa học công nghệ) ngày 5/5 vừa qua.

Ý kiến được ông Phạm Chánh Trực, nguyên Phó bí thư Thành ủy TP HCM nói tại hội nghị góp ý đề án mở rộng khu công nghệ cao, bổ sung chức năng khu công viên khoa học do Ban quản lý Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) tổ chức sáng 5/5. Theo đề án, với diện tích quy hoạch công viên khoa học là 194 ha, ông cho rằng nên tập trung hết cho hoạt động R&D. Quá trình R&D hoàn thành, tạo ra được công nghệ sẽ tổ chức ươm tạo để phát triển.

Cho rằng R&D là quá trình khó và mất nhiều thời gian, ông Trực gợi ý hoạt động ươm tạo nên tổ chức song song với việc tìm kiếm các công nghệ từ trường ại học, viện nghiên cứu hỗ trợ thương mại hóa. Để thu hút hoạt động R&D, cần có chính sách ưu đãi mạnh hơn so với doanh nghiệp sản xuất tại SHTP.

Bản đồ quy hoạch Khu công viên khoa học (màu xanh dương) phía Đông Nam Khu công nghệ cao TP HCM. Ảnh: Hà An

Theo ông Trực, trong khu công viên khoa học không nên đào tạo cơ bản mà cần tập trung đào tạo chuyên sâu trên dây chuyền mà quá trình R&D đã nghiên cứu trước đó để phát triển nguồn nhân lực. Để làm được việc này cần thu hút nhân lực từ các đại học, viện nghiên cứu, chọn lọc, đào tạo chuyên sâu và liên kết hợp tác trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Việt An, đại diện Khu công nghệ cao Hòa Lạc cho rằng, trong thiết kế các khu công nghệ cao mục đích chính vẫn là thu hút doanh nghiệp vào đầu tư. Còn việc thu hút nhân tài vào làm việc và tổ chức hoạt động R&D rất khó do hạn chế về cơ chế chính sách, đãi ngộ… Tuy nhiên, hoạt động thu hút nhân tài là cơ sở tạo ra nhiều doanh nghiệp công nghệ từ hoạt động nghiên cứu.

Đại diện Khu công nghệ cao Hòa Lạc đề xuất, SHTP cần nâng cao năng lực của nhân sự các tổ chức trung gian có chức năng R&D, đào tạo, ươm tạo… của mình. Các tổ chức này có nhiệm vụ liên kết các viện trường, doanh nghiệp xúc tiến hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa công nghệ tại khu công viên khoa học.

Ở góc độ doanh nghiệp, đại diện FPT Software cho rằng, muốn thu hút nhân tài về khu công viên khoa học, cần có quy hoạch không gian sống, làm việc tạo cho họ sự thích thú. Ông đề xuất, khu công viên khoa học cần có hệ thống đường song hành với các trục đường chính tạo thuận lợi cho chuyên gia đi lại. Tại đây cũng không nên có nhà máy sản xuất hoạt động gây phát thải khí CO2 ảnh hưởng môi trường sống. “Công viên khoa học cần là nơi hội tụ đủ các yếu tố môi trường sống và làm việc đủ tốt để giữ chân người tài”, đại diện FPT Software nói.

Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban quản lý SHTP tiếp thu các ý kiến đóng góp và cho biết sẽ tiếp tục chỉnh sửa đề án để thực hiện các bước tiếp theo.

Ông cho rằng, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng cốt lõi trong đề án mở rộng Khu công nghệ cao với công viên khoa học. Đây là nơi thu hút người tài có năng lực hấp thụ, ứng dụng và sáng tạo công nghệ. Trong từng lĩnh vực, giai đoạn khác nhau, SHTP sẽ có những chỉ tiêu cụ thể trong việc phát triển nhân lực, gắn kết với liên kết ba nhà để thúc đẩy hoạt động R&D, đào tạo, ươm tạo.

Theo đề án, Khu công viên khoa học diện tích khoảng 194 ha nằm sát Khu công nghệ cao TP HCM, thuộc phường Long Phước, TP Thủ Đức. Dự kiến công viên khoa học có các khu chức năng gồm khu R&D và ươm tạo, sản xuất (82,5 ha); khu triển lãm (9 ha); công viên, cây xanh (39,5 ha); đường giao thông (26,6 ha) và các khu vực khác. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 14.700 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước khoảng 13.700 tỷ đồng và hơn 1.000 tỷ đồng huy động từ doanh nghiệp. Dự kiến giai đoạn 2023 – 2024 dự án được trình Thủ tướng và Quốc hội phê duyệt và triển khai các bước thực hiện đầu tư.

Khu công viên khoa học được xây dựng hạ tầng xanh và thông minh với mục tiêu hình thành các trung tâm R&D công nghệ tiên tiến có nhiệm vụ giải quyết nghiên cứu phát triển các công nghệ mới phục vụ công nghiệp công nghệ cao với bốn lĩnh vực chủ lực gồm: vi mạch, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, công nghệ y sinh và tự động hóa. Đây cũng được coi là nơi gắn kết quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp thông qua các chương trình hợp tác đại học với doanh nghiệp.

Theo VnExpress

Bài viết đề xuất

Thông xe tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết rút ngắn khoảng cách chưa đầy 2 tiếng

Trưa 29-4, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết vừa chính thức thông xe, dòng

Hà Nội quyết đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa ký ban hành Nghị quyết số

Bắc Giang khởi công trung tâm Logistics quốc tế quy mô 71ha

Ngày 26/9/2021, dự án Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang đã tiến hành khởi

Bà Rịa – Vũng Tàu sắp có “thủ phủ“ bất động sản công nghiệp mới 8.782ha

Huyện Châu Đức hiện có 3.082ha khu công nghiệp, là địa phương đứng thứ 2

Thủ tướng ban hành quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt

Quyết định đưa ra nhiều ưu đãi đầu tư đặc biệt như: Ưu đãi thuế suất

Thừa Thiên Huế thành lập mới 3 khu công nghiệp

Tổng vốn đầu tư 3 khu công nghiệp vừa được thành lập mới là hơn 2.950 tỷ

Liên hệ

Hãy cho chúng tôi biết yêu cầu của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất